Chính trị

Luật quản lý nợ công (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018

24/11/2017 02:39:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Sáng ngày 23/11/2017, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật quản lý nợ công (sửa đổi). Trước đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi): Luật Quản lý nợ công gồm có 63 điều, quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.


Luật Quản lý nợ công quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
 
Với 421/438 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành thông qua Luật Quản lý nợ công (chiếm 85,74%); có 9 đại biểu không tán thành (chiếm 1,83%); 8 đại biểu không biểu quyết (chiếm 1,63%).
 
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018
 
Về nguyên tắc quản lý nợ công được xác định: nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công. Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô. Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Bên vay, bên vay lại, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước. Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.
 
Quốc hội, Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan
 

Kim Hoa

Các tin khác

  • Họp mặt truyền thống Chợ Lớn-Trung Huyện, Chi đội 15-Trung đoàn 308 Nguyễn An Ninh lần thứ 35 (01/12/2020)
  • Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Tố Hữu (4-10-1920 / 4-10-2020) TỐ HỮU NGƯỜI CỘNG SẢN KIÊN TRUNG, NHÀ LÃNH ĐẠO, NHÀ VĂN HÓA TÀI NĂNG (05/10/2020)
  • BÁC HỒ VỚI TRUNG THU ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN (01/10/2020)
  • Người Bí thư Thành ủy ưu tú Nguyễn Thị Minh Khai (01/10/2020)
  • Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Công nghệ thông tin 2016 (24/11/2017)
  • Hôm nay, ngày 24/11/2017, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật quy hoạch và 4 Nghị quyết (24/11/2017)
  • Luật quy hoạch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Các quy định của Luật về lập, thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2018 (24/11/2017)
  • Hội đồng Đội Trung ương trao tặng trang thiết bị hỗ trợ các Nhà Thiếu nhi tại Long An (24/11/2017)
  • Cần phát huy lợi thế đối với từng đơn vị nhằm tránh sự trùng lặp, tạo sự cạnh tranh nội bộ giữa các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt với nhau (24/11/2017)
  • Trang đầu 123 Trang cuối